Hiểu biết hơn về nước để tiếp cận công bằng và bền vững hơn tài nguyên thiên nhiên
Thứ năm - 14/01/2021 22:06
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) gần đây đã công bố báo cáo và ra mắt trang web mới của dự án “Hiểu rõ hơn về nước: Hướng tới tiếp cận công bằng và bền vững hơn đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên - KnoWat”.
Đây là một dự án nhằm mục đích tăng cường các quy trình quản lý nước ở Rwanda, Senegal và Sri Lanka thông qua các phương pháp tính toán nước tiên tiến và sử dụng công nghệ viễn thám được hỗ trợ bởi WaPOR của FAO. Dự án này là một cách tiếp cận sáng tạo giúp đảm bảo quyền tiếp cận nước cho người nghèo ở nông thôn, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực cũng như cải thiện khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Dự án được tài trợ và thực hiện bởi Bộ Lương thực và Nông nghiệp Liên bang Đức (BMEL) và FAO.
Trên khắp thế giới, các quốc gia đang phải vật lộn để thích ứng với nền nông nghiệp và hệ thống lương thực của họ trong điều kiện khan hiếm nước, biến đổi khí hậu và gia tăng cạnh tranh giữa những người sử dụng. Xu hướng khan hiếm nước dự kiến sẽ tăng lên. Các nông hộ sản xuất nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong việc tiếp cận và cấp nước.
Bằng cách tăng cường cải tiến các quy trình quản lý nước thông qua việc xây dựng năng lực về tính toán nước, phát triển và thử nghiệm một phương pháp luận để đánh giá quyền sử dụng nước. Tập trung nghiên cứu các phương pháp kế toán nước và quản trị nước là rất quan trọng để quản lý và sử dụng tài nguyên nước một cách công bằng và hiệu quả hơn, vì cần phải hiểu rõ về số lượng và chất lượng của nước cũng như các quy tắc chi phối việc tiếp cận với nước.
Kế toán nước là việc nghiên cứu một cách có hệ thống về hiện trạng và xu hướng cung, cầu, khả năng tiếp cận và sử dụng nước. Kế toán nước cung cấp nền tảng cho các quyết định quản lý nước hợp lý: “Bạn không thể quản lý những gì bạn không biết.” Với tính chất khó định lượng và liên tục di chuyển của nước nên việc hạch toán nước là một thách thức lớn. Đặc biệt, định lượng việc sử dụng nước trong nông nghiệp cũng là một thách thức lớn nhưng có tầm quan trọng vì nông nghiệp trên toàn cầu chiếm 70% lượng tiêu thụ nước.
Hơn nữa, do khan hiếm tài nguyên đất và nước, các chiến lược toàn cầu để tăng sản lượng lương thực cần phải tập trung nỗ lực vào việc tăng sản lượng trên một đơn vị tài nguyên, tức là tổng sản lượng tăng trên một đơn vị diện tích đất (năng suất tính bằng kg/ha) và tăng sản lượng trên đơn vị nước sử dụng (năng suất nước tính bằng kg/m³). Thu hẹp khoảng cách năng suất đất và nước là một nhiệm vụ phức tạp cần phải đước tính toán theo các bước như sau: Theo dõi mức năng suất hiện tại trong các hệ thống sản xuất cây trồng khác nhau; Đánh giá năng suất quan sát được so với năng suất tiềm năng; Xác định và phân tích nguyên nhân cơ bản của khoảng cách năng suất; Đánh giá các lựa chọn và xác định các giải pháp khả thi để thu hẹp khoảng cách năng suất trong bối cảnh địa phương.
Cơ sở dữ liệu truy cập mở mà FAO xây dựng dựa vào một khối lượng lớn các dữ liệu bao gồm cả dữ liệu vệ tinh để giúp nông dân tối ưu hóa hệ thống tưới tiêu và đạt được năng suất nông nghiệp đáng tin cậy hơn. WaPOR tạo ra các bản đồ cho thấy lượng sinh khối và sản lượng được tạo ra trên một mét khối nước được tiêu thụ. Cổng thông tin này cũng cho phép truy vấn dữ liệu trực tiếp, phân tích chuỗi thời gian, thống kê diện tích và tải dữ liệu về các thông số liên quan đến đánh giá năng suất nước và đất, từ danh mục hơn 6000 lớp dữ liệu, với quyền truy cập trực tiếp thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API). Bản đồ có sẵn ở độ phân giải cao từ 30 đến 250 mét và được cập nhật cứ sau một đến mười ngày.
Những người truy cập có thể truy cập thông tin, dữ liệu của tất cả ba dự án tại ba nước thí điểm là Rwanda, Senegal và Sri Lanka.
Đây là một dự án nhằm mục đích tăng cường các quy trình quản lý nước ở Rwanda, Senegal và Sri Lanka thông qua các phương pháp tính toán nước tiên tiến và sử dụng công nghệ viễn thám được hỗ trợ bởi WaPOR của FAO. Dự án này là một cách tiếp cận sáng tạo giúp đảm bảo quyền tiếp cận nước cho người nghèo ở nông thôn, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực cũng như cải thiện khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Dự án được tài trợ và thực hiện bởi Bộ Lương thực và Nông nghiệp Liên bang Đức (BMEL) và FAO.
Trên khắp thế giới, các quốc gia đang phải vật lộn để thích ứng với nền nông nghiệp và hệ thống lương thực của họ trong điều kiện khan hiếm nước, biến đổi khí hậu và gia tăng cạnh tranh giữa những người sử dụng. Xu hướng khan hiếm nước dự kiến sẽ tăng lên. Các nông hộ sản xuất nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong việc tiếp cận và cấp nước.
Bằng cách tăng cường cải tiến các quy trình quản lý nước thông qua việc xây dựng năng lực về tính toán nước, phát triển và thử nghiệm một phương pháp luận để đánh giá quyền sử dụng nước. Tập trung nghiên cứu các phương pháp kế toán nước và quản trị nước là rất quan trọng để quản lý và sử dụng tài nguyên nước một cách công bằng và hiệu quả hơn, vì cần phải hiểu rõ về số lượng và chất lượng của nước cũng như các quy tắc chi phối việc tiếp cận với nước.
Kế toán nước là việc nghiên cứu một cách có hệ thống về hiện trạng và xu hướng cung, cầu, khả năng tiếp cận và sử dụng nước. Kế toán nước cung cấp nền tảng cho các quyết định quản lý nước hợp lý: “Bạn không thể quản lý những gì bạn không biết.” Với tính chất khó định lượng và liên tục di chuyển của nước nên việc hạch toán nước là một thách thức lớn. Đặc biệt, định lượng việc sử dụng nước trong nông nghiệp cũng là một thách thức lớn nhưng có tầm quan trọng vì nông nghiệp trên toàn cầu chiếm 70% lượng tiêu thụ nước.
Hơn nữa, do khan hiếm tài nguyên đất và nước, các chiến lược toàn cầu để tăng sản lượng lương thực cần phải tập trung nỗ lực vào việc tăng sản lượng trên một đơn vị tài nguyên, tức là tổng sản lượng tăng trên một đơn vị diện tích đất (năng suất tính bằng kg/ha) và tăng sản lượng trên đơn vị nước sử dụng (năng suất nước tính bằng kg/m³). Thu hẹp khoảng cách năng suất đất và nước là một nhiệm vụ phức tạp cần phải đước tính toán theo các bước như sau: Theo dõi mức năng suất hiện tại trong các hệ thống sản xuất cây trồng khác nhau; Đánh giá năng suất quan sát được so với năng suất tiềm năng; Xác định và phân tích nguyên nhân cơ bản của khoảng cách năng suất; Đánh giá các lựa chọn và xác định các giải pháp khả thi để thu hẹp khoảng cách năng suất trong bối cảnh địa phương.
Cơ sở dữ liệu truy cập mở mà FAO xây dựng dựa vào một khối lượng lớn các dữ liệu bao gồm cả dữ liệu vệ tinh để giúp nông dân tối ưu hóa hệ thống tưới tiêu và đạt được năng suất nông nghiệp đáng tin cậy hơn. WaPOR tạo ra các bản đồ cho thấy lượng sinh khối và sản lượng được tạo ra trên một mét khối nước được tiêu thụ. Cổng thông tin này cũng cho phép truy vấn dữ liệu trực tiếp, phân tích chuỗi thời gian, thống kê diện tích và tải dữ liệu về các thông số liên quan đến đánh giá năng suất nước và đất, từ danh mục hơn 6000 lớp dữ liệu, với quyền truy cập trực tiếp thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API). Bản đồ có sẵn ở độ phân giải cao từ 30 đến 250 mét và được cập nhật cứ sau một đến mười ngày.
Những người truy cập có thể truy cập thông tin, dữ liệu của tất cả ba dự án tại ba nước thí điểm là Rwanda, Senegal và Sri Lanka.
Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)
Nguồn tin: unwater.org
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn